Các quy tắc biễu diễn một hình không gian trong mặt giấy
Mặt phẳng. Ta thường bắt gặp các hình ảnh của một phần mặt phẳng trong thực tế như mặt hồ yên lặng, mặt bảng... Mặt phẳng không có giới hạn. Để cho gọn, ta thường dùng hình bình hành hoặc một miền góc để biễu diễn cho mặt phẳng trong không gian. Ta dùng các chữ cái in hoa hoặc các chữ cái Hy Lạp bỏ vào dấu ngoặc đơn để đặt tên cho mặt phẳng, chẳng hạn như: $\left( P \right),\left( Q \right),...,\left( \alpha \right),\left( \beta \right),...$
Một số ký hiệu nên lưu ý.
$ \bullet $ Nếu điểm $A$ thuộc đường thẳng $d$ ta ký hiệu $A \in a$, đôi khi ta cũng nói đường thẳng $ d$ đi qua điểm $A$.
$ \bullet $ Nếu điểm $A$ thuộc mặt phẳng $ (\alpha) $ ta ký hiệu $A \in (\alpha)$, ta cũng nói mặt phẳng $ (\alpha) $ đi qua điểm $A$.
$ \bullet $ Nếu đường thẳng $d$ chứa trong mặt phẳng $ (\alpha) $ ta ký hiệu $ d \subset \left( \alpha \right)$, ta cũng nói mặt phẳng $ \left( \alpha \right)$ đi qua hay chứa đường thẳng $ d $.
Một số quy tắc biểu diễn các đối tượng trong không gian.
$ \bullet $ Hình biểu diễn của đường thẳng là đường thẳng, của đoạn thẳng là đoạn thẳng.
$ \bullet $ Hình biểu diễn của hai đường thẳng song song là hai đường thẳng song song, của hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng cắt nhau.
$ \bullet $ Hình biểu diễn phải đảm bảo quan hệ thuộc giữa điểm, đường thẳng, và mặt phẳng.
$ \bullet $ Dùng nét vẽ liền để biểu diễn cho đường nhìn thấy, và nét đứt để biểu diễn cho đường bị che khuất.
Bài tập
(nhiều bài tập hơn khi đăng ký học tại Trung tâm Cùng học toán)
Góp ý hoặc một bài toán của Quý học viên hoặc Quý Phụ Huynh