Định nghĩa cực trị. Cho hàm số $f\left( x \right) $ trên khoảng $\left( {a;b} \right)$ đủ nhỏ chưa điểm $x_0$.
- $f\left( x \right) $ được gọi là đạt cực đại tại $x_0$ nếu với mọi $ x $ thuộc khoảng $\left( {a;b} \right)$ ta luôn có $f\left( x \right) \le f\left( {{x_0}} \right)$
- $f\left( x \right) $ được gọi là đạt cực tiểu tại $x_0$ nếu với mọi $ x $ thuộc khoảng $\left( {a;b} \right)$ ta luôn có $f\left( x \right) \ge f\left( {{x_0}} \right)$.
Dấu "=" ở các bất đẳng thức trên chỉ được xảy ra ở một số hữu hạn điểm thuộc khoảng $\left( {a;b} \right)$.
|
Ví dụ 1. Xét hàm số $f\left( x \right) = {x^2} - x + 1$.
Tập xác định $D = \mathbb{R}$, và với mọi $x \in D$ ta có $$f\left( x \right) = {x^2} - x + 1 = \left( {{x^2} - 2 \cdot x \cdot \frac{1}{2} + \frac{1}{4}} \right) + \frac{3}{4} = \underbrace {{{\left( {x - \frac{1}{2}} \right)}^2}}_{ \geqslant 0} + \frac{3}{4} \geqslant \frac{3}{4}.$$
Dấu $=$ xảy ra khi và chỉ khi $x = \frac{1}{2} \Rightarrow y = \frac{3}{4}$.
Từ đánh giá trên ta thấy trong một khoảng đủ nhỏ $\left( {a;b} \right)$ chứa $x_0=\frac{1}{2}$, ta luôn có $f\left( x \right) \ge f\left( {{x_0}} \right) = f\left( {\frac{1}{2}} \right) = \frac{3}{4}$ nên theo định nghĩa, hàm số đạt cực tiểu tại $x_0=\frac{1}{2}$, giá trị cực tiểu tương ứng là $y_0=\frac{3}{4}$. Điểm cực trị ${M_0}\left( {\frac{1}{2};\frac{3}{4}} \right).$
Ví dụ 2. Xét hàm số $f\left( x \right) = \sqrt {x - 1} + \sqrt {2 - x} $.
Giải. Điều kiện xác định $$\left\{ \begin{gathered}
x - 1 \geqslant 0 \hfill \\
2 - x \geqslant 0 \hfill \\
\end{gathered} \right. \Leftrightarrow 1 \leqslant x \leqslant 2$$ Suy ra tập xác định $D = \left[ {1;2} \right]$. Áp dụng bất đẳng thức Cauchy - Swartz với mọi $x \in \left( {1;2} \right)$ ta có $$f\left( x \right) = \sqrt {x - 1} + \sqrt {2 - x} \leqslant \sqrt {{{\left( {\sqrt {x - 1} } \right)}^2} + {{\left( {\sqrt {2 - x} } \right)}^2}} \sqrt {{1^2} + {1^2}} = \sqrt 2. $$
Dấu $=$ xảy ra khi $x - 1 = 2 - x \Leftrightarrow x = \frac{3}{2}$.
Trong một khoảng đủ nhỏ $\left( {a;b} \right) \subset \left[ {1;2} \right]$ chứa $x_0=\frac{3}{2}$, ta luôn có $f\left( x \right) \geqslant f\left( {{x_0}} \right) = f\left( {\frac{3}{2}} \right) = \sqrt 2 $ nên theo định nghĩa, trên khoảng $\left( {1;2} \right)$ hàm số đạt cực đại tại ${x_0} = \frac{3}{2}$, giá trị cực đại tương ứng là $f\left( {{x_0}} \right) = \sqrt 2 .$
Lưu ý. Trên một khoảng $\left( {a;b} \right)$ thì giá trị cực đại của hàm số $f\left( x \right) $ có thể không trùng với giá trị lớn nhất; cũng tương tự giá trị giá trị cực tiểu có thể không trùng với giá trị nhỏ nhất. Vấn đề này được thảo luận kĩ hơn ở đây.
Bây giờ ta sẽ nói đến một công cụ khác để tìm cực trị của hàm số
Mệnh đề. Cho hàm số $f\left( x \right) $ trên khoảng $\left( {a;b} \right)$ chưa điểm $x_0$. Nếu khi đi qua $x_0$ mà $f'\left( x \right)$ đổi dấu thì hàm số đạt cực trị tại $x_0$. Cụ thể, theo chiều từ trái sang phải
- Nếu $f'\left( x \right)$ đổi từ $\left( - \right)$ thành $\left( + \right)$ thì $f\left( x \right) $ đạt cực tiểu tại $x_0$;
- Nếu $f'\left( x \right)$ đổi từ $\left( + \right)$ thành $\left( - \right)$ thì $f\left( x \right) $ đạt đại tiểu tại $x_0$.
|
Bây giờ ta dùng lại Mệnh đề này để tìm cực trị của các hàm số ở Ví dụ 1 và Ví dụ 2.
Ví dụ 3. Tìm các điểm cực trị của hàm số $f\left( x \right) = {x^2} - x + 1$.
Giải. Tập xác định $D = \mathbb{R}$. Ta có $f'\left( x \right) = 2x - 1$; $$f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow 2x - 1 = 0 \Leftrightarrow x = \frac{1}{2}$$ Với $x = \frac{1}{2} \Rightarrow y = \frac{3}{4}$ Bảng biến thiên
Ta thấy khi đi qua $x_0=\frac{1}{2}$ thì $f'\left( x \right)$ đổi từ $\left( - \right)$ thành $\left( + \right)$ nên $f\left( x \right) $ đạt cực tiểu tại $x_0=\frac{1}{2}$, giá trị cực tiểu tương ứng là $y_0=\frac{3}{4}$.
Ví dụ 4. Tìm cực trị của hàm số $f\left( x \right) = \sqrt {x - 1} + \sqrt {2 - x} $.
Giải. Tập xác định $D = \left[ {1;2} \right]$. Ta có $f'\left( x \right) = {1 \over 2}\left( {{1 \over {\sqrt {x - 1} }} - {1 \over {\sqrt {2 - x} }}} \right).$
$$f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \sqrt {x - 1} = \sqrt {2 - x} \Leftrightarrow x = {3 \over 2}.$$ Ta cũng có $\eqalign{
& x = {1 \over 2} \Rightarrow y = \sqrt 2 \cr
& x = 1 \Rightarrow y = 1 \cr
& x = 2 \Rightarrow y = 1 \cr} $.
Bảng biên thiên
Bàng cách thay một giá trị trong khoảng $\left( {{3 \over 2};2} \right)$ vào hàm số $f'\left( x \right) $ ta thấy $f'\left( x \right) $ mang dấu âm trên khoảng này. Làm tương tự ta có $f'\left( x \right) $ mang dấu dương tên khoảng $\left( {1;{3 \over 2}} \right)$.
Từ bảng biến thiên ta suy ra hàm số đạt cực đại tại ${x_0} = \frac{3}{2}$ trên khoảng $\left( {1;2} \right)$, giá trị cực đại tương ứng là $f\left( {{x_0}} \right) = \sqrt 2 .$
Ví dụ 5. Tìm cực trị của hàm số $f\left( x \right) = {x^3} - 3{x^2} + 1$ trên đoạn $\left[ {0;4} \right]$.
Giải. Tập xác định $D = \mathbb{R}$. Ta có $f'\left( x \right) = 3{x^2} - 6x$. Suy ra $$f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow 3{x^2} - 6x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
x = 0 \hfill \\
x = 2 \hfill \\
\end{gathered} \right..$$
Bảng xét dấu của $f'\left( x \right) $ trên đoạn $D$
Trên đoạn $\left[ {0;4} \right]$ không tồn tại một khoảng nào chứa $x_1 = 0 $ cả. Do đó $x_1$ không phải là cực trị, mặc dù khi đi qua $x_1$ thì $f'\left( x \right) $ có đổi dấu. Tuy nhiên ta luôn luôn chọn được một khoảng đủ nhỏ nằm trong đoạn $\left[ {0;4} \right]$ và chứa $x_2 = 2$, cùng với sự kiện $f'\left( x \right) $ đổi dấu từ âm sang dương khi đi qua $x_2$ nên đây là điểm cực tiểu, giá trị cực tiểu tương ứng là $f\left( {{x_2}} \right) = f\left( 2 \right) = - 3.$
Vậy hàm số có một cực tiểu và không có cực đại trên đoạn $\left[ {0;4} \right]$.
Bình luận. Nếu như ở ví dụ này ta xét trên $D$ thì rõ ràng $x_1$ là điểm cực đại.
Bài tập
(nhiều bài tập hơn khi đăng ký học tại Trung tâm Cùng học toán)
Góp ý hoặc một bài toán của Quý học viên hoặc Quý Phụ Huynh