Để chứng mình đều này, ta làm một bài tập nhỏ sau:
1. Cho $ a $ và $ b $ là hai phần tử giao hoán nhau của nhóm $ G $ lần lượt có cấp là $ m $ và $lat n $. Nếu $ m $ và $ n $ là hai số nguyên tố cùng nhau thì phần tử $ ab $ có cấp là $ mn $.
Chứng minh. Giả sử $ ab $ có cấp là $ k $. Vì $ {\left( {ab} \right)^{mn}} = {\left( {{a^m}} \right)^n}{\left( {{b^n}} \right)^m} = 1$ nên $ k\left| {mn} \right. $. Ta còn có
$$ {\left( {ab} \right)^k} = 1 \Leftrightarrow {a^k} = {b^{ - k}} \Leftrightarrow {a^{nk}} = {b^{ - nk}} = 1 \Rightarrow m\left| {nk} \right. $$ Kết hợp với sự kiện $ m $ và $ n $ là hai số nguyên tố cùng nhau ta suy ra $ m\left| k \right. $ Tương tự ta cũng chứng minh được $ n\left| k \right. $ Như vậy $ mn\left| k \right. $ Do đó $ k = mn $. $ \square $
2. Mọi nhóm giao hoán cấp 6 đều cyclic $ \hbox{(All abelian groups of six elements are cyclic.)}$
Bây giờ giả sử $ G $ là một nhóm giao hoán cấp $ 6 $. Theo định lý Sylow thì trong $ G $ tồn tại phần tử $ a $ có cấp $ 2 $ và phần tử $ b $ có cấp $ 3 $. Bây giờ ta áp dụng kết quả vừa được chứng minh ở trên suy ra $ ab $ là phần tử có cấp $ 6 $ và đây cũng là phần tử sinh của nhóm cyclic $ G $. $ \square $
Tác giả bài viết: Cùng Học Toán
Góp ý hoặc một bài toán của Quý học viên hoặc Quý Phụ Huynh