Tỷ mỷ làm toán. Độc lập suy nghĩ.

https://cunghoctoan.com:443


Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

Định nghĩa đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Điều kiện cần và đủ để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.

Định nghĩa. Đường thẳng $d$ được gọi là vuông góc với mặt phẳng $\left( \alpha  \right)$ nếu $d$ vuông góc với moitj đường thẳng nằm trong $\left( \alpha  \right)$, ký hiệu $d \bot \left( \alpha  \right).$


 

Định lý 1. Nếu đường thẳng $d$ vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong $\left( \alpha  \right)$ thì $d$ vuông góc với $\left( \alpha  \right)$. $$\left. \begin{array}{l}
d \bot a\\
d \bot b\\
a\hbox{ cắt } b
\end{array} \right\} \Rightarrow d \bot \left( \alpha  \right).$$

 

Ví dụ 1. Cho hình lập phương $ABCD.EFGH.$ Chứng minh $EA \bot \left( {ABCD} \right).$

Giải. Ta có $AE \bot AB$ và $AE \bot AD$. Thêm nữa là $AB$ và $AD$ là hai đường thẳng cắt nhau trong mặt $\left( {ABCD} \right)$.
Theo định lý trên ta có $EA \bot \left( {ABCD} \right).$







Bình luận 1. Đối với ví du nếu như kết hợp hai sự kiện $AE \bot AB$ và $AE \bot CD$ thì ta chưa thể kết luận $EA \bot \left( {ABCD} \right)$ bởi vì $AB$ và $CD$ không cắt nhau.

Ví dụ 2. Ta xét lại hình lập phương ở ví dụ 1. Ta có
$BDHF$ là hình chữ nhật nên $BD \bot HD$.
Theo ví dụ 1 thì $EA \bot \left( {ABCD} \right)$ nên $AE \bot BD$.
Như vậy $BD$ vuông với hai đường nằm trong mặt  phẳng $\left( {AEDH} \right)$ là $AE$ và $DH$ nhưng rõ ràng $BD$ không thể vuông góc với $\left( {AEDH} \right)$. Nếu như $BD \bot \left( {AEDH} \right)$ thì theo định nghĩa, $BD$ vuông góc với đường thẳng $AD$, đây là điều vô lý. Nguyên nhân là do $AE$ và $DH$ là hai đường thẳng không cắt nhau trong $\left( {AEDH} \right)$.
 
Bình luận 2. Ví dụ 2 là một minh hoạ chứng tỏ rằng điều kiện cắt nhau ở định lý 1 là không thể bỏ qua.
 

 

Định lý 2.
Nếu hai đường thẳng $a$ và $b$ song song nhau và $a$ vuông góc với mặt phẳng $\left( \alpha  \right)$ thì $b$ cũng vuông góc với $\left( \alpha  \right)$.
$\left. \begin{array}{l}
a\parallel b\\
a \bot \left( \alpha  \right)
\end{array} \right\} \Rightarrow b \bot \left( \alpha  \right).$



 
Ví dụ 2. Cho hình chóp $S.ABC$  có đáy $ABC$  là tam giác vuông tại $A$  và có cạnh $SA \bot \left( {ABC} \right).$  Gọi $D$  là điểm đối xứng của điểm $B$  qua trung điểm $M$  của cạnh $AC$  Chứng minh $CD \bot \left( {SAC} \right).$  
 
Giải. Ta có

$\left. \begin{array}{l}
AB \bot SA\hbox{ vì }SA \bot \left( {ABC} \right)\\
AB \bot AC \hbox{ vì } \Delta ABC \hbox{ vuông tại } A
\end{array} \right\}\mathop  \Rightarrow \limits^{DL1} AB \bot \left( {SAC.} \right)\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\left( 1 \right)\ $

Vì $M$ là trung điểm của $AC$ và $BD$ nên tứ giác $ABCD$ là hình bình hành, suy ra $ CD \parallel AB.\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\left( 2 \right)\ $

Từ $\left( 1 \right)\& \left( 2 \right)$, kết hợp với định lý 2, suy ra $CD \bot \left( {SAC} \right).$



 

Bài tập 

(nhiều bài tập hơn khi đăng ký học tại Trung tâm Cùng học toán)
 

 

Tác giả bài viết: Cùng Học Toán