Tỷ mỷ làm toán. Độc lập suy nghĩ.

https://cunghoctoan.com:443


Phương trình bậc nhất đối với $\sin x $ và $\ cos x$

Phương trình bậc nhất đối với $\sin x$ và $\cos x$ và các ví dụ. Điều kiện có nghiệm của phương trình bậc nhất đối với $\sin x$ và $\cos x$.
Phương trình bậc nhất đối với $\sin x$ và $\cos x$ có dạng $$a\sin x + b\cos x = c,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)$$ trong đó $a,b,c \in \mathbb{R}.$
Chia hai vế của $\left( 1 \right)$ cho $\sqrt {{a^2} + {b^2}} $ ta được $$\left( 1 \right) \Leftrightarrow \frac{a}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\sin x + \frac{b}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\cos x = \frac{c}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}$$
Nếu tồn tại góc lượng giác $\alpha$ sao cho $\cos \alpha  = \frac{a}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }},sin\alpha  = \frac{b}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}$ thì $$\eqalign{
  & \left( 1 \right) \Leftrightarrow \sin x\cos \alpha  + \cos x\sin \alpha  = \frac{c}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}  \cr
  & \,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow \sin \left( {x + \alpha } \right) = \frac{c}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right). \cr} $$

Vì tập giá trị của hàm $\sin $ là $\left[ { - 1;1} \right]$ nên $\left(  2  \right)$ có nghiệm khi và chỉ khi $$\left| {\frac{c}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}} \right|\, \leqslant 1 \Leftrightarrow {c^2} \leqslant {a^2} + {b^2}\;\;\left(  *  \right)$$ Bất đẳng thức $\left(  *  \right)$ cũng chính là điều kiện để phương trình $\left( 1 \right)$ có nghiệm.

Ví dụ 1. Giải phương trình $\sin x + \sqrt 3 \cos x = 1$.
Giải. Chia hai vế của PT cho $\sqrt {{1^2} + {{\left( {\sqrt 3 } \right)}^2}}  = 2$ ta được $$\begin{array}{l}
PT \Leftrightarrow \frac{1}{2}\sin x + \frac{{\sqrt 3 }}{2}\cos x = \frac{1}{2}\\
 \Leftrightarrow \cos \frac{\pi }{3}\sin x + \sin \frac{\pi }{3}\cos x = \frac{1}{2}\\
 \Leftrightarrow \sin \left( {x + \frac{\pi }{3}} \right) = \sin \frac{\pi }{6}\\
 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x + \frac{\pi }{3} = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\
x + \frac{\pi }{3} = \frac{{5\pi }}{6} + k2\pi
\end{array} \right.\\
 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x =  - \frac{\pi }{6} + k2\pi \\
x = \frac{\pi }{2} + k2\pi
\end{array} \right.
\end{array}$$
Ví dụ 2. Giải phương trình $\sin x + \cos x = 1$.
Giải. Chia hai vế của PT cho $\sqrt {{1^2} + {{\left( 1 \right)}^2}}  = \sqrt 2 $ ta có $$\begin{array}{l}
PT \Leftrightarrow \frac{1}{{\sqrt 2 }}\sin x + \frac{1}{{\sqrt 2 }}\cos x = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\\
{\rm{     }} \Leftrightarrow \sin \frac{\pi }{4}\sin x + \cos \frac{\pi }{4}\cos x = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\\
{\rm{     }} \Leftrightarrow \cos \left( {x - \frac{\pi }{4}} \right) = \cos \frac{\pi }{4}\\
{\rm{     }} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x - \frac{\pi }{4} = \frac{\pi }{4} + k2\pi \\
x - \frac{\pi }{4} =  - \frac{\pi }{4} + k2\pi
\end{array} \right.\\
{\rm{     }} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \\
x = k2\pi
\end{array} \right.
\end{array}$$
Ví dụ 3. Giải phương trình $\sin x + \sqrt 3 \cos x = \frac{1}{2}$.
Giải. Chia hai vế của PT cho $\sqrt {{1^2} + {{\left( {\sqrt 3 } \right)}^2}}  = 2$ ta có
$$PT \Leftrightarrow \frac{1}{2}\sin x + \frac{{\sqrt 3 }}{2}\cos x = \frac{1}{4} \Leftrightarrow \sin \frac{\pi }{6}\sin x + \cos \frac{\pi }{6}\cos x = \frac{1}{4}$$ Vì $ - 1 \leqslant \frac{1}{4} \leqslant 1$ nên tồn tại góc $\alpha$ sao cho $\cos \alpha  = \frac{1}{4},$ tức là $\alpha  = \arccos \left( {\frac{1}{4}} \right).$
$${\text{ }}PT \Leftrightarrow \cos \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) = \cos \alpha  \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
  x - \frac{\pi }{6} = \alpha  + k2\pi  \hfill \\
  x - \frac{\pi }{6} =  - \alpha  + k2\pi  \hfill \\
\end{gathered}  \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
  x = \alpha  + \frac{\pi }{6} + k2\pi  \hfill \\
  x =  - \alpha  + \frac{\pi }{6} + k2\pi  \hfill \\
\end{gathered}  \right.$$

 

Bài tập 

(nhiều bài tập hơn khi đăng ký học tại Trung tâm Cùng học toán)
 
 

 

Tác giả bài viết: Cùng Học Toán