Đường tròn lượng giác

Thứ bảy - 06/02/2016 15:27
Đường tròn lượng giác. Chiều âm và chiều dương của đường tròn lượng giác. Định nghĩa các hàm lượng giác trên đường tròn lượng giác.
duongtronluonggiac h3
Hình 1. Đường tròn lượng giác
Đường tròn lượng giác. Đường tròn lượng giác, còn được gọi là đường tròn đơn vị, có bán kính $R=1$, tâm trùng với gốc tọa độ.

Trục hoành là trục cos, trục tung là trục sin.

Trục tan có gốc là điểm $A$  và vuông góc với trục cos, trục cotan có gốc là điểm $B$  vuông góc với trục sin.

Chiều dương là chiều ngược chiều kim đồng hồ, chiều âm cùng chiều kim đồng hồ.




 
 
Cho góc lượng giác $\alpha$ như trong Hình 1, ta có $$\begin{gathered}
  \cos \alpha  = \overline {O{M_1}} ,\;\;\;\;\sin \alpha  = \overline {O{M_2}} , \hfill \\
  \tan \alpha  = \overline {AT} ,\;\;\;\;\;\;\cot \alpha  = \overline {BS} , \hfill \\
\end{gathered} $$
trong đó ký hiệu $\overline {OM} $ dùng để chỉ độ dài đại số của $OM$.

Từ đây ta có $${\cos ^2}\alpha  + {\sin ^2}\alpha  = OM_1^2 + OM_2^2 = OM_1^2 + MM_1^2 = {R^2} = 1.$$
 
 
Bài tập 

(nhiều bài tập hơn khi đăng ký học tại Trung tâm Cùng học toán)

 

Tác giả bài viết: Cùng Học Toán

Tổng số điểm của bài viết là: 26 trong 9 đánh giá

Xếp hạng: 2.9 - 9 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Góp ý hoặc một bài toán của Quý học viên hoặc Quý Phụ Huynh

Mã bảo mật