Quy tắc cộng. Quy tắc nhân

Thứ ba - 02/02/2016 18:48
Giới thiệu quy tắc cộng. Quy tắc nhân.

Quy tắc cộng. Giả sử hành động $  H $ được thực hiện theo hai phương án. Nếu phương án một có $  {m_1} $ cách chọn, phương án hai có $  {m_2} $ cách chọn và không có cách nào để thực hiện đồng thời cả hai phương án thì sẽ có $  {m_1} + {m_2} $ cách chọn để thực hiện hành động $  H $. 

Quy tc nhân. Giả sử hành động $  K $ gồm $  k $ giai đoạn liên tiếp. Nếu ở giai đoạn 1 có $  n_1 $ cách chọn. Ứng với mỗi cách chọn ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 có $  n_2 $ cách chọn. .... Ứng với mỗi cách chọn ở giai đoạn  giai đoạn $  k-1 $, giai đoạn $  k $ có $  n_k $ cách chọn. Khi đó có tất cả $  n_1 n_2 ... n_k $ cách chọn để thực hiện hành động $  K $.

Ví dụ 1. Bạn An có 3 kiểu áo và 4 kiểu quần. Hỏi bạn An có bao nhiêu cách kết hợp áo-quần khác nhau?

Bạn An có 3 cách chọn kiểu áo;
Ứng với mỗi kiểu áo thì An có đúng 4 cách chọn kiểu quần khác nhau. 

 
Theo quy tắc nhân thì An có $3 \cdot 4 = 12$ cách kết hợp áo-quần khác nhau.


Ví dụ 2. Có bao nhiêu cách lập một mã PIN cho thẻ rút tiền ATM gồm 4 ký tự, trong đó 3 ký tự đầu mỗi ký từ là một chữ số, còn ký từ sau cùng là một chữ cái trong 26 chữ cái alphabet.
Giải. Giả sử mã PIN cần lập có dạng 
$\overline {\alpha \beta \gamma \mu } $. Khi đó $\alpha ,\beta ,\gamma  \in \left\{ {0,1,2,3,4,5,6,7,8,9} \right\},\;\mu  \in \left\{ {a,b,c,...,x,y,z} \right\}.$ Suy ra 

$\alpha$ có $10$ cách chọn;
Ứng với mỗi cách chọn của $\alpha$ có đúng $10$ cách chọn cho $\beta$;
Ứng với mỗi cách chọn của $\beta$ có đúng $10$ cách chọn cho $\gamma$;
Ứng với mỗi cách chọn của $\gamma$ có đúng $26$ cách chọn cho $\mu$.

Áp dụng quy tắc nhân thì số cách lập mã PIN thoả yêu cầu đề bài là: $10 \cdot 10 \cdot 10 \cdot 26 = 26000.$

Ví d 3. Có bao nhiêu cách lập một số gồm 4 chữ số ?

Giải. Giả sử số có 4 chữ số có dạng $ \overline{abcd}$ . Khi đó $ a,b,c,d\in \left\{ 0,1,2,...,9 \right\}$ .

  • $  a \ne 0$ nên $  a$ có $  9$ cách chọn;
  • Ứng với mỗi cách chọn $ a$ thì $  b$ có đúng $ 10$ cách chọn;
  • Ứng với mỗi cách chọn $  b$ thì $  c$ có đúng $  10$ cách chọn;
  • Ứng với mỗi cách chọn $  c$ thì $  d$ có  đúng $  10 $ cách chọn.

Theo quy tắc nhân ta có $  9.10.10.10 = 9000$ cách lập.

Ví d 4. Có bao nhiêu cách lập một số gồm 4 chữ số mà các chữ số đôi một khác nhau ?
 
Giải. Giả sử số có 4 chữ số có dạng $ \overline{abcd}$ . Khi đó $ a,b,c,d\in \left\{ 0,1,2,...,9 \right\}$.
  • $  a \ne 0$ nên $  a$ có $  9$ cách chọn;
  • Sau khi đã chọn $  a$, vì $  b \ne a $ nên$  b$ có $  9$ cách chọn;
  • Sau khi đã chọn $  b$, vì $  c \ne a,b$ nên $  c$ có $  8$ cách chọn;
  • Sau khi đã chọn $  c$, vì $  d \ne a,b,c$ nên $  d$ có $  7$ cách chọn.
Theo quy tắc nhân ta có $  9.9.8.7 = 4536$ cách lập.
 
Ví d 5. Có bao nhiêu cách lập số chẵn có 4 chữ số, mà các chữ số đôi một khác nhau ?
Giải. Giả sử số có 4 chữ số có dạng $ \overline{abcd}$ . Vì $  \overline {abcd}$ là số chẵn nên $  d$ chỉ có thể là $  0,2,4,6,8$ . Ta xét hai trường hợp.
 
TH1: Nếu $  d=0$ thì $  d$ có $  1$ cách chọn;
  • Sau khi đã chọn $  d$, vì $  a \ne d = 0$ nên $  a$ có $  9$ cách chọn;
  • Sau khi đã chọn $  a$, vì $  b \ne a,d$ nên $  b$ có $  8$ cách chọn;
  • Sau khi đã chọn $  b$, và $  c \ne a,b,d$ nên $  c$ có $  7$ cách chọn.
Theo quy tắc nhân thì riêng trường hợp này ta có $  1.9.8.7 = 504 $ cách lập.
 
TH2: Nếu $  d \ne 0$ thì $  d$ có $  4$ cách chọn;
  • Sau khi đã chọn $  d$, vì $  a \ne d,0$ nên $  a$ có $  8$ cách chọn;
  • Sau khi đã chọn $  a$, vì $  b \ne a,d$ nên $  b$ có $  8$ cách chọn;
  • Sau khi đã chọn $  b$, và $  c \ne a,b,d$ nên $  c$ có $  7$ cách chọn.

Theo quy tắc nhân thì riêng trường hợp này ta có $  4.8.8.7 = 1792$ cách lập.

Vậy theo quy tắc cộng thì có tất cả $  504 + 1792 = 2296$ cách lập theo yêu cầu đề bài.

Chú ý. Ở Ví dụ sau cùng này ta buộc phải chia ra hai trường hợp là vì số cần lập là số chẵn nên số cách chọn của $a$ nó phụ thuộc vào $d = 0$ hoặc $d \ne 0$. Cụ thể, nếu $d=0$ thì $a$ có $9$ cách chọn; còn nếu $d \ne 0$ thì $a$ có $8$ cách chọn. Đây là điểm cần lưu ý khi áp dụng quy tắc nhân, điều mà ngay khi phát biểu quy tắc nhân ta đã nhấn mạnh "Ứng với mỗi cách chọn ở giai đoạn  giai đoạn $  k-1 $, giai đoạn $  k $ có $  n_k $ cách chọn."
 

Bài tập 

(nhiều bài tập hơn khi đăng ký học tại Trung tâm Cùng học toán)


 

 

 

 

Tác giả bài viết: Cùng Học Toán

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Góp ý hoặc một bài toán của Quý học viên hoặc Quý Phụ Huynh

  • khang

    Thầy ơi, câu 5 TH2: thì d phải có 4 cách chọn chứ, tại vì d thuộc các số(2.4.6.8). Thầy coi lại giúp em!

      khang   18/06/2018 13:44
Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Bài viết cùng chuyên mục