Hệ toạ độ Decart vuông góc trong không gian. Toạ độ của một vector. Toạ độ của một điểm.
Hệ toạ độ Decart vuông góc. Trong không gian cho ba trục $Ox, Oy, Oz$ đôi một vuông góc với nhau tại gốc chung $O$. Gọi $\vec i,\vec j,\vec k$ là các vector đơn vị trên các trục $Ox, Oy, Oz$.
Các vector $\vec i,\vec j,\vec k$ có độ dài là $1$ và đôi một vuông góc với nhau.
Toạ độ của vector trong không gian. Trong không gian tọa độ $Oxyz$ với các vector đơn vị $\vec i,\vec j,\vec k$ trên các trục toạ độ $Ox,Oy,Oz$ cho vector $\vec u.$ Khi đó tồn tại một bộ ba số thực $\left( {x;y;z} \right)$ sao cho $\vec u = x \vec i + y \vec j + z \vec k.$ Bộ ba số thực $\left( {x;y;z} \right)$ được gọi là toạ độ của vector $\vec u.$ và được ký hiệu là $\vec u = \left( {x;y;z} \right).$
Ví dụ 1.Trong Hình 2, gọi ${\vec u_x},{\vec u_y},{\vec u_z}$ lần lượt là hình chiếu vuông góc của vector $\vec u$ lên $Ox,Oy,Oz$. Rõ ràng ta có $${{\vec u}_x} = 2 \cdot \vec i;\;\;{{\vec u}_y} = 3 \cdot \vec j;\;\;{{\vec u}_z} = 4 \cdot \vec k.$$ Từ đây ta có $$\eqalign{
& \vec u = {{\vec u}_x} + {{\vec u}_y} + {{\vec u}_z} \cr
& \;\;\; = 2\vec i + 3\vec j + 4\vec k. \cr} $$ Như vậy toạ độ của vector $\vec u$ là $\left( {2;3;4} \right).$ Ta viết $\vec u = \left( {2;3;4} \right).$
Toạ độ của một điểm trong không gian. Giả sử $M$ là một điểm trong không gian $Oxyz$. Nếu $\overrightarrow {OM} = \left( {x;y;z} \right)$ thì ta cũng nói bộ số $\left( {x;y;z} \right)$ là toạ độ của điểm $M$, kí hiệu $M\left( {x;y;z} \right)$ hay $M = \left( {x;y;z} \right).$
Ví dụ 2. Ở Hình 4, ta dễ thấy $$\eqalign{
& A\left( {0;0;0} \right),B\left( {3;0;0} \right),C\left( {3;4;0} \right), \cr
& D\left( {0;4;0} \right),D'\left( {0;4;2} \right),I\left( {3;2;2} \right). \cr} $$
Các bạn học sinh thử cho biết toạ độ của các điểm còn lại thử xem !
Form biểu diễn toạ độ của điểm trong không gian
Bài tập
(nhiều bài tập hơn khi đăng ký học tại Trung tâm Cùng học toán)
Góp ý hoặc một bài toán của Quý học viên hoặc Quý Phụ Huynh